Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu - Hợp đồng bảo hiểm Nguyên tắc

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Bảo hiểm rủi ro tài sản, an tâm trong kinh doanh quốc tế

Khi bạn tham gia vào thương mại quốc tế, một trong những yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo hàng hóa của bạn an toàn khi chúng di chuyển trên đại dương xanh bao la. Đó là lý do tại sao Bảo hiểm Hàng hóa Xuất nhập khẩu trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh xuất khẩu của bạn hoặc kể cả nhập khẩu để có nguồn nguyên liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nêu chi tiết về tại sao bạn nên quan tâm đến việc mua Bảo hiểm Hàng hóa Xuất nhập khẩu và cách nó có thể bảo vệ tài sản của bạn.

Tại sao cần phải có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bảo vệ hàng hóa giá trị của bạn

Hành trình vận chuyển hàng hóa đầy rủi ro trên đại dương, giá trị của hàng hóa xuất đi hoặc nhập về  có thể rất lớn, có khi lên cả vài. Bất kỳ sự cố nào như hỏa hoạn trên tàu, tai nạn đâm va các tàu, sà lan với nhau, thiên tai, lốc xoáy trên biển, thất lạc, mất mát hàng hóa, hoặc thậm chí thất thoát do trộm cắp… đều có thể xảy ra gây thiệt hại hàng hóa và tài sản nghiêm trọng. Bảo hiểm Hàng hóa Xuất nhập khẩu đảm bảo rằng bạn sẽ không phải chịu toàn bộ những thiệt hại trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Giảm rủi ro

Thương mại quốc tế luôn đi kèm với các yếu tố rủi ro không thể kiểm soát. Bảo hiểm Hàng hóa Xuất nhập khẩu giúp giảm thiểu rủi ro cho bạn bằng cách bảo vệ khỏi các sự cố đã nêu ở trên như thiên tai, hỏa hoạn, thất lạc, thất thoát, và hư hại trong quá trình vận chuyển.

Bảo vệ quyền lợi của người mua hoặc người bán.

Bảo vệ quyền lợi của người mua hàng hoặc của người bán tùy theo hợp đồng ngoại thương: Nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển, người mua hàng có thể chịu rất nhiều thiệt hại. Bảo hiểm hàng hóa của bảo hiểm Quân đội sẽ giúp đảm bảo rằng hàng hóa thiệt hại sẽ được bồi thường.

Tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Việc đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo hiểm cũng giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Các công ty bảo hiểm , gồm công ty bảo hiểm Quân đội cung cấp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể cung cấp cho các doanh nghiệp một loạt các dịch vụ bảo vệ, giúp các doanh nghiệp tăng cường niềm tin của khách hàng nhập hàng hoặc xuất hàng.

Tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế - Bảo hiểm P&I

Việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng có thể giúp các doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa quốc tế, thường này là bảo hiểm trách nhiệm P&I của chủ tàu. Bảo hiểm P&I, này giúp các doanh nghiệp tránh được các trường hợp bị phạt vì vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ hàng hóa hoặc đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bảo hiểm hàng hóa tàu biển bị tai nạn

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Trên đây đã nêu lý do tại sao hàng hóa xuất nhập khẩu cần phải có bảo hiểm. Và sau đây là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu mẫu của Công ty Bảo hiểm MIC. Sau khi tìm hiểu và được tư vấn bảo hiểm nên 2 bên quyết định định mua bảo hiểm hàng hóa theo dạng hợp đồng bao, hợp đồng nguyên tắc, tức là bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng phát sinh trong một năm đó. Khi có chuyến hàng cần mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm thông báo cho Công ty bảo hiểm MIC thông tin của chuyến hàng này.

Hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nội dung hợp đồng bao gồm các phần sau:

Hợp đồng này được ký ngày 25/09/2023 

Thông tin Bên mua bảo hiểm

Thông tin Công ty Bảo hiểm MIC Bắc Sài Gỏn

Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành, 2 bên đồng ý ký kếp hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điều 1 Các định nghĩa bảo hiểm

Quy tắc, điều khoản, điều kiện là sự quy định trách nhiệm, quyền hạn của Bên bảo hiểm, Bên mua bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm về các rủi ro tổn thất được bảo hiểm, rủi ro loại trừ bảo hiểm.

Điều khoản mở rộng là sự thỏa thuận bằng văn bản được đính kèm với Hợp đồng bảo hiểm nhằm mở rộng hay thu hẹp phạm vi của Hợp đồng.

Loại trừ, rủi ro bị loại trừ là những trường hợp có tổn thất được quy định trong Quy tắc bảo hiểm và sửa đổi bổ sung nhưng không được bảo hiểm. Bên bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại phát sinh từ những rủi ro bị loại trừ đó.

Số tiền bảo hiểm là hạn mức trách nhiệm bồi thường cao nhất của bên mua bảo hiểm đối với mỗi một vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Mức khấu trừ là số tiền mà Bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong trường hợp tổn thất đơn lẻ hoặc một chuỗi các tổn thất có cùng một nguyên nhân. Nếu tổn thất vượt quá mức khấu trừ quy định trong Hợp đồng, Bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho Bên được bảo hiểm một khoản bằng số tiền tổn thất thực tế trừ đi mức khấu trừ quy định trong hợp đồng.

Tàu đủ khả năng đi biển là tàu có đủ giấy tờ đăng kiểm, đăng ký, phân cấp và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật có liên quan còn hiệu lực; có đủ định biên và khả năng chuyên môn của thuyền bộ phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan; được trang bị đầy đủ trang thiết bị, nhiên liệu và vật phẩm dự trữ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 2 Đối tượng bảo hiểm

Bên bảo hiểm nhận bảo hiểm hàng hóa cho Bên mua bảo hiểm đối với những mất mát, hư hại hay chi phí phát sinh từ các rủi ro được bảo hiểm quy định cụ thể tại Điều 3 của Hợp đồng.

Chi tiết hàng hóa bảo hiểm:

Hàng hóa được bảo hiểm

Hành trình

Phương thức, phương tiện vận chuyển

Phương thức đóng gói, xếp hàng.

Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều 3: Điều kiện bảo hiểm, Quy tắc bảo hiểm

Điều khoản chính

Quy tắc bảo hiểm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Ban hành kèm theo quyết định số 1182 của Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân Đội

Các điều khoản loại trừ: Điều khoản loại trừ rủi ro năng lượng hạt nhân và Sửa đổi áp dụng cho Nhật Bản (Nuclear Energy Risks Exclusion and Japanese Amendment 01/041989); Điều khoản loại trừ rủi ro chính trị, đảm bảo tài chính và rủi ro tín dụng - Political Risk, Financial Guarantee and Credit risk Exclusion clause; Điều khoản loại trừ nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học, sinh học, sinh hóa và vũ khí điện từ 10.11.2003 (CL 370) (Institute Radioactive Contamination, Chemical, Biological, Bio-Chemical and Electromagnetic Weapons Exclusion Clause 10th November 2003 (CL370); Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố (Terrorism Exclusion Clause); Điều khoản loại trừ các rủi ro về tin tặc 10.11.2003 (CL380) (Institute Cyber attack exclusion clause 10.11.2003 (CL380); Điều khoản loại trừ rủi ro ô nhiễm và rò rỉ (Seepage and Pollution Exclusion Clause); Điều khoản loại trừ Bệnh Truyền nhiễm JX2020-009A (Communicable Disease Exclusion Clause JX2020-009A;

Các điều kiện bảo hiểm mở rộng khác sẽ được áp dụng cho từng chuyến hàng theo yêu cầu cụ thể của Bên mua bảo hiểm.

Quy tắc, điều khoản, điều kiện bảo hiểm áp dụng được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, Giấy yêu cầu bảo hiểm là các bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hợp đồng.

Điều 4: Điều kiện tàu và phương tiện chuyên chở

Tàu, phương tiện có đủ khả năng đi biển và thích hợp với việc vận chuyển an toàn hàng hóa.

Trường hợp vận chuyển quốc tế, thì tàu phải có Bảo hiểm P&I tham gia tại Hội P&I quốc tế đang còn hiệu lực.

Điều 5 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm 

Được tính theo 100%/110% CIF, CIP…; và Số tiền bảo hiểm này được tính theo từng đơn bảo hiểm cụ thể.

Phí bảo hiểm 

Phí bảo hiểm bằng tỷ lệ phí nhân với số tiền bảo hiểm. Trong đó, tỷ lệ phí được thỏa thuận theo từng mặt hàng bảo hiểm hoặc điều khoản bảo hiểm bổ sung nếu có, như là Bảo hiểm mở rộng chiến tranh xung đột Nga - Ukraina; Bảo hiểm mở rộng bốc dỡ 2 đầu...

Điều 6 Khai báo yêu cầu bảo hiểm mỗi chuyến hàng

Trong thời gian hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực, Bên mua bảo hiểm phải khai báo yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chi tiết cho từng chuyến hàng và cho tất cả các chuyến hàng không loại trừ chuyến nào thuộc phạm vi hợp đồng này cho Bên bảo hiểm và cung cấp các thông tin cần thiết cho từng chuyến hàng như sau:

Tên và địa chỉ của Người được bảo hiểm

Tên hàng hóa được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng

Giá trị tham gia bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

Số Hợp đồng mua bán, L/C, hóa đơn thương mại

Tên phương tiện vận tải, nơi đi, nơi đến, ngày khởi hành, số hợp đồng và/hoặc vận tải đơn (Bill).

Yêu cầu bảo hiểm phải được gửi trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và có thể gửi trực tiếp, email hoặc qua fax. Thời điểm Bên mua bảo hiểm hoàn thành trách nhiệm khai báo yêu cầu bảo hiểm được xác định tại thời điểm Bên bảo hiểm nhận được yêu cầu bảo hiểm và ký nhận (trong trường hợp yêu cầu bảo hiểm được gửi trực tiếp), hoặc Bên bảo hiểm gửi email xác nhận đã nhận được email yêu cầu bảo hiểm của Bên mua bảo hiểm (trong trường hợp yêu cầu bảo hiểm được gửi bằng email).

Trên cơ sở khai báo yêu cầu bảo hiểm đó Bên bảo hiểm sẽ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm (Đơn bảo hiểm) và/hoặc Sửa đổi bổ sung cho Bên mua bảo hiểm để làm cơ sở khiếu nại Bên bảo hiểm bồi thường khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất hoặc bị tổn hại.

Điều kiện tàu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu

Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh kể từ khi Bên bảo hiểm nhận được Yêu cầu bảo hiểm của Bên bảo hiểm.

Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm: Trong trường hợp L/C hoặc chuyến hàng bị huỷ bỏ thì Bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho Bên bảo hiểm bằng văn bản ngay sau khi nhận được tin huỷ bỏ kèm theo thư chấp nhận huỷ bỏ của Người bán hàng và/hoặc ngân hàng mở L/C kèm theo các chứng từ chứng minh việc hủy bỏ đó.

Điều 7 Giám định tổn thất và yêu cầu bồi thường háng hóa xuất nhập khẩu

Thông báo sự cố: Ngay khi xảy ra tổn thất Bên mua bảo hiểm phải thông báo cho Bên bảo hiểm thông tin sự cố qua Email/Điện thoại và gửi văn bản chính thức thông báo sự cố cho Bên bảo hiểm trong vòng 24 giờ kể từ khi gửi thông báo bằng email.

Đầu mối tiếp nhận: Mr Định 0909556093; Email: dinhtx.bsg@mic.vn; Tổng đài bảo hiểm Quân Đội: 1900558891

Các bên thống nhất chỉ định 1 trong các Công ty giám định độc lập thỏa thuận để thực hiện giám định hoặc thông báo đại lý Lloy'd gần nhất.

Bên mua bảo hiểm thu thập, cung cấp cho Bên bảo hiểm hồ sơ khiếu nại, yêu cầu bồi thường, tùy từng trường hợp cụ thể bao gồm:

Thư đòi bồi thường hoặc công văn khiếu nại; Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm (Cargo Insurance Policy); Sao y bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại; Sao y bản chính của Hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói; Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất; Bản chính của Biên bản kết toán nhận hàng với tàu – Report on receipt of Cargo; Bản chính của Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng đổ vỡ – Cargo outturn Report; Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất; Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại theo yêu cầu của Bên bảo hiểm hoặc Đơn vị giám định.

Ngoài ra trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu còn có điều khoản quyền và trách nhiệm của các bên. Và các thỏa thuận khác.

Trên đây là tổng hợp lý do vì sao cần có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và nội dung hợp đồng nguyên tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Quý doanh nghiệp cần mua hàng nhập khẩu kinh doanh hoặc nguyên vật liệu sản xuất hoặc xuất khẩu thường xuyên, nên tìm mua ký hợp đồng bao hoặc hợp đồng nguyên tắc với một công ty bảo hiểm để thuận tiện trong việc bảo hiểm hàng hóa và đàm phán được mức phí bảo hiểm mà Công ty bảo hiểm có thể chấp nhận được.

Tư vấn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Bảo hiểm Quân Đội. Liên hệ ngay:

Điện thoại: 0909556093

Email: dinhtx.bsg@mic.vn